DATA ANALYTICS – Ngành học lương khủng?

Data Analytics – phân tích dữ liệu là gì?

Data analysis có thể hiểu là quá trình thu thập và sắp xếp dữ liệu để rút ra các kết luận quan trọng. Quá trình phân tích dữ liệu sử dụng lý luận phân tích và logic để diễn giải các thông tin có được từ dữ liệu. Mục đích chính của Data analysis là tìm ra ý nghĩa từ các dữ liệu đó để có thể đưa ra quyết định sáng suốt. Những dữ liệu này còn được gọi là key insight, nó có giá trị rất lớn với các công ty ở mọi quy mô trong việc đưa ra các quyết định có tầm ảnh hưởng.

Phân tích dữ liệu được sử dụng trong kinh doanh để giúp các tổ chức đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn, đó có thể nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, định vị, đánh giá của khách hàng, phân tích cảm xúc hoặc bất kỳ vấn đề nào khác mà dữ liệu có thể phân tích.

Phân tích dữ liệu rất quan trọng đối với các doanh nghiệp ngày nay, bởi vì đưa ra các lựa chọn dựa trên dữ liệu là cách duy nhất để tự tin trong các quyết định kinh doanh. Một số doanh nghiệp thành công có thể khi thực hiện theo linh cảm, nhưng hầu như tất cả các lựa chọn kinh doanh thành công đều dựa trên phân tích dữ liệu.

Quá trình thực hiện Data Analytics (Phân tích dữ liệu):

Xác định mục đích sử dụng Phân tích dữ liệu (Data Analytics)

Để tiết kiệm thời gian và tránh nhầm hướng, các doanh nghiệp sẽ xác định lý do cần phân tích dữ liệu, thông thường để giúp phát triển việc kinh doanh hoặc giải quyết vấn đề nào đó.

Ngoài ra, việc xem xét mục đích trước tiên sẽ giúp bạn chọn được nguồn dữ liệu thích hợp.

Thu thập dữ liệu 

Sau khi xác định được nguồn dữ liệu cần thiết, người phân tích dữ liệu sẽ thu thập dữ liệu. Vì nguồn dữ liệu sẽ quyết định mức độ sâu của quá trình phân tích nên bước này được đánh giá là rất quan trọng.

Làm sạch dữ liệu

Khi đã thu thập dữ liệu, bạn cần dọn dẹp và sắp xấp các dữ liệu sao cho thuận tiện sử dụng nhất. Lưu ý không phải tất cả các dữ liệu đều là dữ liệu tốt. Để có kết quả chính xác, việc lọc/làm sạch dữ liệu là rất quan trọng. Người phân tích cần loại các dữ liệu bị trùng lập và các dữ liệu dị thường có thể làm sai lệch kết quả phân tích.

Phân tích dữ liệu 

Phân tích dữ liệu ( Data Analytics ) là bước tiếp theo sau khi dữ liệu được làm sạch. Việc này có thể hoàn thành trong nhiều cách khác nhau. Một cách là thông qua khai thác dữ liệu (data mining) – nghĩa là khám phá kiến thức trong cơ sở dữ liệu. Các kỹ thuật khai thác dữ liệu như phân tích phân phân cụm, phát hiện bất thường, khai thác quy tắc kết hợp và các kỹ thuật khác có thể tiết lộ các mẫu ẩn trong dữ liệu mà trước đây có thể không nhìn thấy.

Các nhà khoa học dữ liệu cũng có thể áp dụng phân tích dự đoán để nhìn về tương lai, cố gắng dự báo những gì có thể xảy ra tiếp theo với một vấn đề hoặc câu hỏi kinh doanh.

Diễn giải kết quả

Bước cuối cùng là diễn giải các kết quả từ phân tích dữ liệu. Phần này rất quan trọng bởi vì nó là bước giúp doanh nghiệp đạt được giá trị thực tế từ 4 bước trên. Việc diễn giải phân tích dữ liệu sẽ xác nhận lý do tại sao bạn tiến hành phân tích dữ liệu từ đầu, ngay cả khi nó không đưa ra kết luận cụ thể 100%. Ví dụ, “cả tùy chọn A và B có thể được khám phá và thử nghiệm để giảm chi phí sản xuất mà không làm giảm chất lượng.”

Các nhà phân tích và người dùng doanh nghiệp nên tìm cách hợp tác trong quá trình này. Ngoài ra, khi diễn giải kết quả, hãy xem xét bất kỳ thách thức hoặc giới hạn nào có thể chưa có trong dữ liệu. Điều này sẽ chỉ củng cố sự tự tin trong các bước tiếp theo của bạn.

Những ngành nghề trong lĩnh vực Data Analytics

Phân tích dữ liệu (Data Analyst) là gì?

Công việc phân tích dữ liệu thực chất là thu thập và tổng hợp một số lượng lớn dữ liệu, sắp xếp lại rồi tối ưu chúng thành những thông tin có ích để các doanh nghiệp có thể sử dụng nó và đưa ra các kết luận chính xác. Cụ thể hơn là họ sẽ tạo bảng, vẽ biểu đồ, sử dụng công cụ trực quan hóa dữ liệu để từ những dữ liệu vô giá trị, tạo ra các kết quả có ý nghĩa và hữu ích.

Bạn có thể làm công việc phân tích dữ liệu ở nhiều ngành nghề khác nhau như: chăm sóc sức khỏe, tài chính, tiếp thị – marketing, đồ ăn nhanh, bán lẻ, IT…

  • Mức lương trung bình: 65.470 USD/năm.
  • Do ngày càng có nhiều dữ liệu lớn cần phải xử lý nên nhu cầu tuyển dụng vị trí này tại các công ty ngày càng lớn. Chẳng hạn như Google, trung bình mỗi giây có tới hơn 40,000 lượt tìm kiếm (3.5 triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày và khoảng hơn một ngàn tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm) và con số này sẽ còn gia tăng thoe thời gian do công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu của người dùng sử dụng mạng Internet để tìm kiếm càng nhiều.
  • Theo trang Glassdoor bình chọn năm 2018 công bố cho thấy, nghề phân tích dữ liệu đứng thứ 38 trong bảng xếp hạng 50 nghề nghiệp tốt nhất tại Mỹ.

Phân tích kinh doanh (Business Analyst) là gì?

Công việc chính của những người phân tích kinh doanh là nhận dạng các dữ liệu quan trọng từ những dữ liệu đã thu thập được để từ đó đưa ra những chiến lược quyết định đến hoạt động kinh doanh của công ty. Họ thường làm việc với những lãnh đạo cấp cao phụ trách hoạt động kinh doanh của công ty để nhanh chóng đưa ra  hướng phát triển cho công ty. Nhiệm vụ của những người phân tích kinh doanh (BA) có thể liên quan tới dự đoán, dự báo, tối ưu, quản trị rủi ro và nhiều thứ khác.

Một nhà phân tích kinh doanh chủ yếu tập trung vào hoạt động hàng ngày của một doanh nghiệp và tìm ra cách điều chỉnh quy trình hoạt động kinh doanh một cách hợp lý.

  • Công việc này phù hợp với những người có nền tảng kiến thức tốt về kinh doanh, tài chính.
  • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề, khái quát tốt.
  • Mức lương trung bình: 70.170 USD/năm

Quản lý sản phẩm (Product Manager) là gì?

Công việc chính của những người quản lý sản phẩm là điều hành và hướng dẫn để các sản phẩm được vận hành xuyên suốt từ khi lên ý tưởng cho đến khi ra mắt người tiêu dùng bởi mỗi khâu thực hiện trong quá trình trên đều cần đến kỹ năng phân tích dữ liệu để biết được xu hướng và phát hiện ra những vấn đề tồn đọng cần được giải quyết, sử dụng chính những thông tin đã thu thập được để cải thiện những nhược điểm đó, tìm ra phương hướng mới để sản phẩm được hoàn thiện hơn.

Công việc quản lý sản phẩm đều cần ở tất cả các công ty để vận hành công việc hiệu quả, đồng nghĩa với nhu cầu việc làm của bạn rất lớn khi theo đuổi lĩnh vực này.

  • Phù hợp với những người có kiến thức nền về kinh tế, có tư duy quản lý, vận hành sản phẩm.
  • Mức lương trung bình: 108.978 USD/năm.

Nhân viên tiêp thị kỹ thuật số (Digital Marketer) là gì?

Ngành Data analytics là gì? Digital Marketer là một trong những ngành nghề trong lĩnh vực Data Analysis (Ảnh: Internet)

Digital marketer hay còn gọi là Tiếp thị Kỹ thuật số, Họ phải hiểu hành vi cũng như động lực của người tiêu dùng, nhận diện sự thay đổi của các xu hướng, đồng thời biết cách theo dõi các chỉ số để có thể cải thiện các mẫu quảng cáo, điều chỉnh các chiến dịch truyền thông mạng xã hội hay chiến lược SEO.

  • Vị trí này thích hợp với những người có kinh nghiệm sáng tạo nội dung, có nền tảng về quảng cáo và marketing (tiếp thị) truyền thống.
  • Mức lương trung bình: 67.230 USD/năm.

Phân tích định lượng (chuyên gia phân tích dữ liệu) là gì?

Các nhà phân tích định lượng là chuyên gia trong lĩnh vực phân tích dữ liệu. Công việc của họ phần nhiều là thiên về tài chính, sử dụng các dữ liệu và mô hình liên quan để quản trị rủi ro, dự báo thay đổi của thị trường đồng thời lên kế hoạch đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt.

  • Yêu thích toán học và đam mê với những con số sẽ là lợi thế cho bạn khi theo đuổi lĩnh vực này.
  • Rất thích hợp với những người đang băn khoăn lựa chọn giữa công nghệ và tài chính.
  • Để theo nghề này bạn cần phải có bằng thạc sĩ trở lên của một trong những lĩnh vực liên quan
  • Lương trung bình: 94.051 USD/năm

> Học Data Analytics tại ĐH KHUD Arcada

Tự hào với hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học Canada và là đại diện tuyển sinh chính thức của các trường, Edulinks tư vấn du học các nước hoàn toàn miễn phí. Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ ngay với Edulinks hoặc gọi Hotline: 0913 452 361 (Ms Châu) – 0919 735 426 (Ms Chi) để được hỗ trợ tốt nhất.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 

CÔNG TY DU HỌC EDULINKS

HỒ CHÍ MINH

Văn phòng 1: 121Bis Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận

Điện thoại: 1900 636 949 – Hotline: 0919 735 426

HÀ NỘI

Văn phòng 2: 06 Tây Hồ, Phường Quảng An, Quận Tây Hồ

Điện thoại:  (04) 3718 3654 – 083 8686 123

Văn phòng 3: 185 phố Chùa Láng, Quận Đống Đa

Điện thoại:  0983 608 295 – 0983 329 681

ĐỒNG NAI

Văn phòng 4: 29 KP 2, P. Hố Nai, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

Điện thoại: 091 941 1221

Email: info@edulinks.vn – Facebook: Du học Edulinks

Học viên nói về chúng tôi

NGUYỄN THÙY LINH

Học bổng 100% ngành IB

ĐH Aalto

NGUYỄN NGỌC MINH TRANG

Học bổng 100% ngành IB

ĐH Aalto

TRƯƠNG TRẦN HỒNG ÂN

Học bổng 50% Th.Sĩ ngành Industrial Management

ĐH VAASA 

ĐÀO PHAN LƯU

Học bổng 100% ngành HIT

ĐH Tampere

LÊ TRẦN HOÀNH

Học bổng 12,000E HP+7,000E SHP

ĐH Tampere

TRẦN THIỆN VINH

Học bổng 12,000E học phí

ĐH Tampere

Tại sao chọn Edulinks

Mang đến sự hài lòng cho các bạn là mục tiêu hàng đầu của chúng tôi.Team Edu Links cam kết sẽ đem đến cho học viên sự chăm sóc tận tình nhất,để học viên yên tâm từ bước tư vấn cho đến khi đạt được mục tiêu học tập của mình